Muốn có thành tích,ĐừngđểVĐVkêuđóiNhiềuhệlụykhiVĐVtrẻthiếuănổ hũ đêm nhạc disco VĐV phải được ăn đầy đủ
Trao đổi với PVThanh Niên, TS-BS Nguyễn Thanh Danh, Viện Nghiên cứu dinh dưỡng TP.HCM, cho biết để thành công đối với mọi loại hình thể thao, sức khỏe thể chất là yếu tố quan trọng bậc nhất. Trong quá trình luyện tập và thi đấu, kết quả đều phụ thuộc vào thể lực, kỹ năng và sức chịu đựng dẻo dai của VĐV.
"Để trở thành người chiến thắng, các VĐV trẻ cần phải có thời gian tập luyện thích hợp cho từng loại hình thể thao, đặc biệt là phải được ăn uống đầy đủ. VĐV trẻ đang tuổi lớn, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản, quá trình tập luyện, VĐV còn cần được cung cấp thêm năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đang tăng trưởng thể chất và hoàn thiện các chức năng. Tùy lứa tuổi, loại hình thể thao có cường độ và thời gian luyện tập khác nhau sẽ có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau", TS-BS Danh cho biết.
Vụ VĐV bóng bàn kêu đói: Cho thôi việc HLV và trợ lý đội trẻ
GIẢM SÚT NĂNG LỰC THI ĐẤU NẾU BỊ ĐÓI
Cách đây vài năm, trong lần tác nghiệp tại một đơn vị đào tạo VĐV, PV Thanh Niênghi nhận những suất cơm lèo tèo của các VĐV. Thời gian đó, VĐV được ăn theo hình thức xếp hàng, tự chọn đồ ăn, có tình trạng ai nhanh chân sẽ chọn được nhiều món ngon. Ai không may xuống nhà ăn muộn, có khi ôm bụng đói đi ngủ vì trên khay đựng thức ăn có khi chỉ còn mấy miếng xương. Hay trong những hình ảnh được VĐV một đội trẻ cung cấp cho PV khi đó, trên bàn ăn chỉ có đĩa rau luộc, ít thịt luộc, chả quế, cá sốt cà chua, thịt nấu nổi váng mỡ và nồi canh nguội lạnh… Mới đây, lại đến một số VĐV của đội bóng bàn trẻ VN cũng kêu đói vì bữa ăn không đủ no.
Theo TS-BS Danh, khi cơ thể VĐV trẻ không được cung cấp đủ năng lượng là các chất dinh dưỡng kịp thời sẽ gây đói, suy nhược, giảm sút khả năng tập luyện và năng lực thi đấu. Từ đó sẽ ảnh hưởng sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của các bạn trẻ, cơ thể dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, ma giê, sắt, kẽm...
"Thêm vào đó, tình trạng mất nước kéo theo mất các chất điện giải do ra nhiều mồ hôi, gây ra hiện tượng chuột rút gây đau mỏi cơ thể, hạ đường huyết, dễ say nắng, mau mệt khi tập luyện hay thi đấu. Trên thực tế có nhiều VĐV trẻ rất siêng tập luyện, nhưng thành tích không cao, cơ thể chậm lớn do thiếu máu, thiếu sắt, thiếu năng lượng dự trữ gây nhanh mệt, chậm tăng chiều cao do thiếu canxi và chất dinh dưỡng khác", bác sĩ Danh phân tích và nói thêm, gần đây phong trào thể thao phát triển mạnh mẽ, ở một số đơn vị VĐV trẻ tập trung tập luyện TDTT hay than phiền ăn vẫn còn đói, nhanh đói, mau mệt khi tập luyện, có thể do chế độ chăm sóc ăn uống cho các VĐV trẻ chưa được tốt.
PHẢI KIỂM SOÁT THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY
TS-BS Danh cho rằng: "Để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trên, các HLV, bác sĩ thể thao cần phải chú ý phát hiện sớm tình trạng thiếu cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho các VĐV trẻ ngay khi có ý kiến than đói, than mau mệt, suy giảm sức tập luyện, hay than đau mỏi, lâu phục hồi sinh lực sau buổi tập luyện. Từ đó kịp thời khảo sát, đánh giá khẩu phần, thực đơn hằng ngày của các VĐV trẻ này xem có đáp ứng về nhu cầu năng lượng và cân đối hợp lý chưa. Cần kịp thời điều chỉnh, nâng chất lượng bữa ăn đầy đủ và hợp lý, phù hợp với chế độ tập luyện cho các em".
Theo TS-BS Danh, một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm là kể cả lúc được ăn no, nhưng nhiều VĐV trẻ vẫn nhanh đói khi tập luyện với cường độ - khối lượng cao. Nguyên nhân có thể do bữa ăn dù đủ số lượng nhưng chất lượng thực phẩm lại chưa đạt, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng. Hoặc VĐV đã tập luyện quá sức, uống nước không đầy đủ làm mất nhiều nước và các chất điện giải, ngủ không đủ giấc...
Nếu trong quá trình tập luyện, cơ thể VĐV trẻ ngày càng khỏe mạnh, sung sức, tầm vóc ngày càng phát triển cao lớn, cơ bắp săn chắc, tinh thần sảng khoái chứng tỏ VĐV đã được tập luyện và nuôi dưỡng tốt, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, dưỡng chất đầy đủ, và ngược lại. (còn tiếp)
CẦN THIẾT KẾ THỰC ĐƠN CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG VĐV
Theo TS-BS Nguyễn Thanh Danh, nhu cầu thực phẩm của mỗi VĐV là khác nhau, tùy tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, tùy độ tuổi hay giai đoạn, bộ môn. Chế độ ăn của VĐV bơi lội sẽ khác VĐV cử tạ, bắn súng, điền kinh… "Tốt nhất là cần thiết kế thực đơn cho các đối tượng độ tuổi, bộ môn và cường độ, giai đoạn tập luyện cho các môn thể thao khác nhau. Đặc biệt, các VĐV trẻ cần được khám sức khỏe và dinh dưỡng để được tham vấn chế độ ăn và chế độ chăm sóc sức khỏe theo nhóm đối tượng. Tốt nhất là chăm sóc cá biệt hóa cho phù hợp với từng đối tượng VĐV", bác sĩ Danh trao đổi.